Trên tay Razer Basilisk Ultimate – con chuột không dây đỉnh nhất của team Rắn, giá 170 USD | Tinh tế

Bởi seotoplist
Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-23.jpg

Basilisk Ultimate là một mẫu

Basilisk Ultimate là một mẫu chuột không dây nhưng vẫn hoàn toàn có thể dùng như có dây. Sợi dây đi kèm cũng là loại SpeedFlex nhẹ và rất mềm nhằm mục đích tối ưu sự linh động khi dùng có dây. Đầu cáp liên kết là microUSB .Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-15.jpg

Đi kèm là một chiếc dock sạc có đèn, chúng ta có thể gắn sợi dây này vào dock và gắn cả receiver vào dock để sử dụng không dây và sạc pin cho chuột. Lâu lắm rồi mình mới thấy chiếc dock này, khi xưa mình xài con Oroboros cũng có dock như vậy.

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-24.jpg

Nói về đèn thì Basilisk Ultimate có vô số đèn, đèn logo Razer trên lưng chuột, 2 viền đèn nằm bên dưới 2 phím chuột chính và đèn trên dock sạc. Với số lượng đèn này thì Basilisk Ultimate hỗ trợ đầy đủ các hiệu ứng theo công nghệ đèn Razer Chroma cũng như đồng bộ với các thiết bị khác. Basilisk bản đầu có số lượng hiệu ứng hạn chế và nó cũng chỉ có đèn ở logo Razer.

Cảm giác cầm, phím bấm và cảm biến:

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-14.jpg

Cảm giác cầm Basilisk Ultimate ôm tay và thoải mái. Trọng lượng chuột ở 102 g không quá nặng và cũng không quá nhẹ như con Viper, mình hài lòng với trọng lượng này. Độ bám của lớp cao su và thiết kế công thái học khiến thao tác cầm và nhấc chuột lên dễ dàng. Đây là thao tác rất thường xuyên đối với những ai hay chơi game FPS.

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-7.jpg

2 phím chuột chính cho cảm giác bấm mình đánh giá là ổn và không khác biệt gì so với switch cơ học. Về thiết kế thì 2 phím này được làm rời, không dính liền với lưng chuột theo kiểu một miếng nhựa đổ khuôn và tận dụng sự đàn hồi của vật liệu để trả hành trình cho phím. Thiết kế này mang lại cảm giác bấm tốt hơn và độ bền cao hơn, giảm hiện tượng pretravel bởi qua thời gian vật liệu bị mỏi và sà dần.

Razer_Optical_Switch.gif

Điểm ăn tiền là switch quang học bên dưới 2 phím chuột chính này. Cơ chế hoạt động tương tự switch quang học trên bàn phím cơ như Razer Huntsman tức là khi nhấn phím chuột xuống, cửa trập sẽ mở cho phép tia cực tím đi qua giữa 2 đầu phát và nhận từ đó tín hiệu được gởi đi và khi phím chuột nhả ra thì cửa trập này đóng lại, ngắn đường đi của tia cực tím.

Để tạo độ nẩy thì switch này vẫn dùng cơ chế lưỡi gà để tạo hành trình, độ nẩy và cảm giác bấm như những switch cơ học thông thường. Tuy nhiên với việc sử dụng cơ chế quang học để gởi tín hiệu thay vì tiếp xúc vật lý thì thiết kế switch quang của Razer loại bỏ được hiện tượng nẩy (bouncing) của lưỡi kim loại này. Hình trên sẽ cho anh em hình dung được boucing là gì: cơ chế của switch cơ học thông thường là khi nhấn phím chuột xuống, lưỡi gà bị nén khiến một đầu của lưỡi gà chặp vào tiếp xúc điểm từ đó đóng mạch và gởi tín hiệu đi. Tuy nhiên khi hết nén tức phím chuột được nhả thì lưỡi gà này sẽ phục hồi trạng thái nhưng bản chất nó là một miếng kim loại nên sẽ rung. Điều này không thể tránh được và thử hình dung khi anh em bẻ và thả một chiếc thước bằng kim loại, nó sẽ rung qua lại ra sao. Lúc này khả năng 2 đầu tiếp xúc lại chạm vào nhau thêm nhiều lần nữa và sẽ có nhiều tín hiệu hơn được gởi đi thay vì một.

Razer_Optical_Switch.png

Giải pháp thường được các hãng áp dụng là thiết lập deboucing delay tức là một khoảng thời gian chờ trước khi phím chuột nhận tín hiệu tiếp theo. Giải pháp này vẫn luôn ổn nhưng sẽ trở nên bất ổn nếu qua thời gian, miếng kim loại này trở nên mềm hơn và thời gian nẩy sau mỗi lần nén nhả lâu hơn, từ đó gây ra tình trạng double click. Trên switch quang học thì miếng kim loại này chỉ có vai trò tạo độ nẩy và trả hành trình, không còn chức năng đóng mở mạch như switch cơ học nữa. Từ đó tuổi thọ của switch lớn hơn nhiều so với switch cơ học. Thêm vào đó nó cũng không cần đến giải pháp độ trễ, từ đó tăng tốc độ nhận tín hiệu của mỗi cú nhấn với tốc độ phản hồi chỉ ở 0,2 ms.

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-11.jpg

Con lăn trên Basilisk Ultimate thiết kế tương tự con rắn trên Basilisk đời đầu. Cảm giác cuộn thì tùy thuộc vào độ rít mà anh em chỉ bằng nút xoay bên dưới. Cảm giác nhấn xuống theo nút chuột giữa rất tốt, độ nẩy cao và con lăn này cũng cho phép nhấn qua trái hay phải (hình mũi tên bên hông). Số lượng nút bấm trên chuột là 11 nút cả thảy và tất cả đều có thể gán chức năng hay macro thành ra chúng ta có thể gán chức năng cho 2 nút gạt trái phải này thành Back/Forward hay chuyển vũ khí khi chơi game.

Về cảm biến Focus+ thì mình đánh giá cao con cảm biến này bởi nó là biến thể của PWM3399 của PixArt. Độ chính xác của cảm biến quang này lên đến 99,6% và hiện đang là cảm biến quang học tốt nhất trên chuột.

Thông số của cảm biến này có một số điểm đáng chú ý đó là DPI 20.000 và đặc biệt tốc độ đến 650 IPS. Con số DPI chủ yếu chỉ là để marketing, chúng ta hiếm khi nào sử dụng tới mức 20.000 và con số chúng ta cần quan tâm là tốc độ cảm biến 650 IPS – cao hơn nhiều so với cảm biến PWM3389 với 450 IPS trên nhiều dòng chuột trước đây của Razer. Đơn vị IPS viết tắt của Inch Per Second nó thể hiện tốc độ tối đa của chuyển động mà cảm biến vẫn có thể tracking vị trí chính xác. Với những game thủ chuyên nghiệp thì một cú vẩy chuột có tốc độ rất cao, có thể trên 3 m/s và với 650 IPS tức 16,5 m/s, cảm biến này hoàn toàn có thể đáp ứng phong cách chơi nhanh, DPI thấp thường thấy của nhiều anh em chơi CS:GO. Nếu tốc độ quá thấp trong khi anh em lại vẩy quá nhanh thì khi vượt ngưỡng, chuột không thể track chính xác vị trí hay thậm chí là không nhận được vị trí. Anh em nên lưu ý điều này. 650 IPS là con số rất lớn nhưng thừa vẫn hơn thiếu.

Focus+_Smart_Tracking.gif

Ngoài ra cảm biến này còn có 2 tính năng rất hay nữa đó là Smart Tracking – tự động điều chỉnh lift-off. Lift-off là một tính năng mà hầu hết chuột chơi game hay chuột thường đều có, nó cho phép anh em nhấc chuột lên, chuyển đến một vị trí khác trên miếng pad mà không làm thay đổi vị trí của trỏ chuột trên màn hình. Với chuột chơi game thông thường, chúng ta sẽ cần chỉnh lift-off thủ công bằng phần mềm đi kèm nhưng cự ly này sẽ không nhất quán nếu thay đổi pad chuột. Smart Tracking sẽ tự động điều chỉnh để duy trì cự ly lift-off đồng nhất khi thay đổi pad, chúng ta không phải chỉnh tay nữa và độ chính xác sau mỗi lần nhấc chuột lên thả xuống sẽ được cải thiện.

Focus+_Asymetric_Cut-off.gif

Tính năng tiếp theo mà mình lần đầu tiên thấy trên chuột Razer cũng như các dòng chuột chơi game khác là Asymetric Cut-off. Nó là một tính năng phụ trợ cho lift-off và hay ở chỗ nó dựa trên thói quen nhấc thả chuột. Thường thì chuột sẽ bắt đầu tracking trở lại ở một cự ly nhất định, khi thả chuột xuống thì chúng ta sẽ hầu như không thả theo chiều thẳng đứng 90 độ mà sẽ nghiêng xiêu vẹo các thứ. Thế nên tính năng Asymetric Cut-off này sẽ cho phép chỉnh cự ly cảm biến tracking trở lại theo khoảng cách. Thế nên dù có thả nghiêng dọc thì cứ đúng khoảng cách đó nó sẽ tracking và tốt nhất dĩ nhiên là set ở mức thấp nhất. Tính năng này đảm bảo con trỏ hay hồng tâm không bị xê dịch trong quá trình nhấc thả này.

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-15.jpg

Công nghệ kết nối không dây trên Basilisk Ultimate cũng đã được cải tiến, Razer gọi là HyperSpeed – cơ bản là công nghệ chuyển đổi tần số thích ứng (Adaptive Frequency) nhằm tối ưu tín hiệu trong môi trường nhiễu. Trải nghiệm trong 2 ngày với Polling Rate mặc định 1000  Hz thì mình nhận thấy kết nối này mang lại cảm giác sử dụng tương đương với kết nối có dây và độ trễ đã được giải quyết đáng kể nếu so với các mẫu chuột không dây trước đây của Razer và nó cũng tương đương với kết nối không dây LightSpeed trên các mẫu chuột của Logitech. Hiện tại thì kết nối không dây trên chuột đã tốt hơn rất nhiều rồi nên mình nghĩ rằng chúng đáp ứng tốt nhu cầu chơi game, không hề thua kém chuột có dây về mặt ổn định tín hiệu.

Pin tích hợp trên Basilisk Ultimate cho thời lượng sử dụng tối đa 100 giờ nếu tắt hết đèn. Mình chưa có đủ thời gian để kiểm tra thời lượng sử dụng pin bình thường khi bật đèn.

Tinhte.vn_Razer_Basilisk_Ultimate-28.jpg

Nhìn chung với mức giá 170 USD, tại Việt Nam thì mình thấy đang bán ở tầm giá trên 4 triệu thì Basilisk Ultimate đang là con chuột đắt tiền nhất của Razer. Tuy nhiên với trải nghiệm ban đầu thì mình lại thấy hài lòng với nó, từ thiết kế đến hoàn thiện và tính năng, nó xứng đáng với mức giá này.

*Cảm ơn nhà phân phối độc quyền Altech Computer đã cho mình mượn sản phẩm.

You may also like

Để lại bình luận