Đánh giá Logitech G Pro Keyboard: phím cơ TKL, đèn RGB, switch Romer-G tốc độ cao, giá hợp lý | Tinh tế

Bởi seotoplist
Tinhte.vn_Logitech_G_Pro-14.jpg

Chính thiết kế đèn LED nằm giữa khiến các ký tự trên keycap của G Pro Keyboard có thể được đặt tại tâm mà không bị thiếu sáng do khuất đèn. Nói về keycap thì loại keycap trên G Pro Keyboard được làm bằng nhựa ABS, single-shot với ký tự được khắc laser etch, keycap được phủ một lớp soft-touch tạo cảm giác tiếp xúc rất tốt. Mặc dù vậy với kiểu hoàn thiện này thì qua thời gian sử dụng, lớp phủ có thể bị bóng trông mất thẩm mỹ và chưa rõ độ hao mòn như thế nào. Keycap đã có thù cylindrial quen thuộc nên cảm giác bấm không còn bị sượng như trên G310 Atlas Dawn hay G910 Orion Spark với thiết kế diamond.

Với thiết kế switch riêng thì keycap cũng dùng cấu trúc gắn kết riêng với 4 chấu gắn vào 4 lỗ trên slider của mỗi switch. Do đó anh em sẽ không thể thay bằng keycap dùng với switch Cherry MX được. Đây cũng là một điểm trừ đối với những anh em thích chơi keycap nhưng với những anh em không bận tâm thì giới hạn này không thành vấn đề.

Trải nghiệm sử dụng thực tế:

Với layout quen thuộc, key pitch 19 mm tiêu chuẩn và switch có tốc độ cao, G Pro Keyboard mang lại trải nghiệm gõ rất thích tay. Chơi game hay gõ văn bản đều tuyệt. Cảm giác gõ khá giống Cherry MX Brown với cùng độ nặng và khấc phản hồi xúc giác nhưng khác biệt lớn là hành trình. Hành trình ngắn hơn 1 mm khiến những anh em đang dùng Cherry MX cảm thấy hơi hụt tay một chút. Bù lại với điểm kích hoạt ở 1,5 mm thì tốc độ ra chiêu nhanh và chính xác.

Tinhte.vn_Logitech_G_Pro-19.jpg

Một điểm mình thích nữa trên G Pro Keyboard là mặc dù dùng switch Romer-G nhưng những phím dài như Shift, Space, Enter vẫn có thiết kế thanh cân bằng giống Cherry Stabilizer với 2 đầu cố định hình dấu + bên cạnh switch chính. Thiết kế này rất tiện lợi trong trường hợp bạn cần tháo keycap để dọn vệ sinh bàn phím nhưng cũng khiến cho các phím này hơi nặng hơn một tí. Mặc dù vậy sự tách bạch về lực nhấn giữa các phím chính và phím chức năng là điều cần thiết để đảm bảo độ chính xác. Thử nghiệm với 10fastfinger.com, mình dễ dàng đạt được tốc độ gõ 105 – 110 wpm tiếng Việt. Ngoài ra, G Pro Keyboard cũng hỗ trợ anti-ghosting 26 phím cùng lúc, không toàn bộ nhưng với 26 phím thì mình nghĩ đã quá đủ đối với một game thủ chuyên nghiệp.

So về độ ồn với Cherry MX Brown thì Romer-G cùng keycap khá mỏng trên G Pro Keyboard có độ ồn thấp hơn đáng kể. Trong tình huống anh em spam phím liên hồi thì độ ồn tối đa chỉ khoảng 60 dB, khi gõ bình thường là độ ồn trình bình 55 dB. Trong khi đó mình thử nghiệm với chiếc bàn phím G.Skill Ripjaws KM780RGB dùng switch Cherry MX Brown RGB thì độ ồn khi gõ bình thường lên đến 60 dB và gõ kiểu “vô combat” lên đến 64 dB.

Tinhte.vn_Logitech_G_Pro-18.jpg

Với một số phím như F9 đến F12, PrtSc, Scroll Lock và Pause thì thân keycap có khắc các ký hiệu đa phương tiện cho phép chúng ta Play/Pause, qua bài và điều chỉnh âm thanh. Kết hợp với phím Fn nằm ở phía phải bàn phím thì chúng ta có thể dễ dàng với tới các phím chức năng này qua tổ hợp Fn + ….

Phần mềm:

Đi kèm với G Pro Keyboard là phần mềm Logitech Gaming Software quen thuộc. Các chức năng tùy biến trên G Pro Keyboard tương tự những dòng bàn phím hỗ trợ đèn Spectrum của Logitech. Bạn có thể tùy biến chức năng cho hàng phím Function từ F1 đến F12 để thực hiện các tác vụ, tổ hợp phím, macro … Đối phím khóa Windows, bạn có thể tùy biến để khóa thêm nhiều phím khác thay vì mặc đỉnh chỉ Windows, FN và Context Menu.

LGS 01.jpg

Hệ thống đèn LED RGB trên G Pro Keyboard cũng cho phép tùy biến rất đa dạng về màu sắc với 16,8 triệu màu trên từng phím và nhiều hiệu ứng. Bạn có thể khoanh vùng các phím để chỉnh màu riêng biệt, chọn hiệu ứng có sẵn với 5 chế độ cơ bản như Wave, Breathing, Color Circle, Color Wave, Key Press hoặc tự tạo hiệu ứng với công cụ Custom Effect Lighting Editor.

LGS 05.jpg

Một tính năng hay nữa là hiển thị đèn theo game. Phần mềm này liên tục được Logitech cập nhật với rất nhiều game mới, phiên bản mới nhất đã bổ sung profile đèn của nhiều tựa game như For Honor, Ghost Recon Wildland … và khi bạn chơi một game nào đó nằm trong danh sách được hỗ trợ thì hệ thống đèn sẽ tự động tùy biến theo các phím thao tác chủ đạo của game. Chẳng hạn như LoL thì đèn sẽ sáng tại các phím để cast chiêu như QWER DF B …

LGS 04.jpg

Ngoài ra, Logitech Gaming Software cũng có chế độ heat map giúp theo dõi vùng phím được nhấn nhiều nhất và hiển thị qua bản đồ nhiệt. Đây là tính năng rất cần thiết để đo hiệu quả chơi game đối với một game thủ.

Tinhte.vn_Logitech_G_Pro-15.jpg

Cùng với các thiết bị thuộc dòng Spectrum khác như chuột G Pro Mouse, G900 Chaos Spectrum, tai nghe G633 Artemis Spectrum, … thì bạn có thể đồng bộ hiệu ứng đèn với G Pro Keyboard. Với chuột, phím, tai nghe Spectrum thì màu sắc sẽ đồng nhất, tạo nên một bộ gear đẹp mắt. Tuy nhiên, so với Razer hay Corsair thì các hiệu ứng đồng bộ của Logitech vẫn chưa nhiều và hy vọng hãng sẽ cập nhật trong tương lai.

Kết luận:

Tinhte.vn_Logitech_G_Pro-13.jpg
Logitech G Pro Keyboard nhìn chung là một chiếc bàn phím chất lượng, thiết kế tốt và rất thú vị để sử dụng. Nó đủ gọn để khi cần bạn có thể mang theo được và được trang bị loại switch có tốc độ cao mang lại trải nghiệm gõ phím, chơi game nhanh và chính xác đồng thời độ ồn thấp, phù hợp với anh em “cú đêm”. Hệ thống đèn LED trên G Pro Keyboard kế thừa từ G910 Orion Spark và G810 Orion Spectrum với khả năng tùy biến cao, ánh sáng đèn tập trung, không lọt sáng. Tuy nhiên, G Pro Keyboard vẫn có những điểm khiến mình chưa hài lòng chẳng hạn như khoảng trống phía trên rất thừa, nếu loại bỏ thì G Pro Keyboard sẽ còn gọn hơn nữa. Ngoài ra G Pro Keyboard cũng chưa có tùy chọn Cherry MX nên sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của những anh em thích chơi keycap. Ở mức giá 2 triệu, mình đánh giá G Pro Keyboard là một sự lựa chọn hợp lý cho những anh em cần phím cơ TKL, đèn RGB đẹp, switch xịn và mới nhập môn phím cơ.

You may also like

Để lại bình luận