Review Samsung Galaxy S20 Plus: an toàn và thực dụng, đúng cái người dùng cần (có test độ bền) | Tinh tế

Bởi seotoplist
Chúng ta vẫn sẽ có loại vật liệu kính vốn được sử dụng rộng rãi trên các chiếc flagship trước giờ. Tuy nhiên, lưng của S20+ giờ đây đã không còn cong quá nhiều đến nỗi sắc như dao, kết hợp với phần viền màn hình chắc chắn, các nút vật lý được bố trí gọn gàng lại, cứng cáp hơn và đặc biệt là việc loại bỏ nút Bixby vốn khiến mình nhầm lẫn rất nhiều khi sử dụng S10 trước đây. Các phím được dịch hết sang bên cạnh phải của máy và đối với mình, sẽ mất một thời gian để làm quen vì mình dùng điện thoại bằng 1 tay trái. Mặt khác, việc vẫn dùng điện thoại bằng tay trái, buộc mình phải bấm phím bằng các ngón giữa và ngón trỏ để tăng giảm âm lượng sẽ hơi với một chút. Tất nhiên, đối với những anh em không căng thẳng chuyện này thì không cần để tâm đến.

review_S20+_tinhte-5.jpg

Các phần ghép nối ở hầu hết các cạnh đều được đảm bảo mượt mà, duy chỉ có phần các góc ở mặt sau, do bản chất thiết kế bo cong 2 bên ở mặt sau nên sẽ hơi gờ lên xíu khi trượt ngón tay lên đó. Dù vậy, cảm khác cầm, tì góc vào bàn tay khi dùng vẫn dễ chịu. Mặt khác, cân nặng của máy cũng như cách phân phối trọng lượng khá hợp lý khiến chiếc máy có màn hình lên tới 6.7 inch này vẫn có thể dùng một cách thoải mái trong thời gian dài.

Còn cụm camera? Cụm camera của S20+ không quá dày, to và lồi như S20 Ultra, có kích thước khá vừa mắt và cũng không quá kênh lên nhiều khi đặt vào những mặt phẳng nào đó. Đồng thời khi nhìn từ phía sau cũng không quá gây sự chú ý, một phần khác là do chúng ta đã dần quen với cách đặt cụm camera thành khối vuông như thế này trong thế giới smartphone từ nửa cuối 2019 vừa qua.

2020 sẽ là năm nở rộ của những màn hình hiển thị 120H z mà Samsung đã khơi mào từ S20 Plus

Đây có thể nói là điểm đáng giá nhất trên S20 series nói chung và S20+ nói riêng. Rõ ràng màn hình vẫn là cái cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất để người dùng xài, tương tác với một chiếc smartphone. Chúng ta đòi hỏi một chiếc màn hình có tỷ lệ hợp lý để hiển thị nhiều nội dung nhất có thể, tiếp đến là màn hình phải hiển thị màu sắc, độ sáng và tương phản dễ chịu, đẹp mắt, nốt ruồi chứa camera selfie nằm ở vị trí cân đối, dễ nhìn, không ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng, sau hết thì nhu cầu được nâng lên một bậc nữa khi mà chúng ta muốn hình ảnh mượt hơn, chuyển động đã hơn,… thì bên cạnh việc tối ưu về mặt hiển thị phần mềm, chúng ta cần phải có phần cứng đáp ứng được: đó chính là tốc độ làm tươi 120Hz.

review_S20+_tinhte-2.jpg

Với tốc độ 120Hz, mỗi giây sẽ có 120 hình ảnh được bắn lên màn hình ở bất cứ trạng thái nào, từ đó thì “khoảng hở” không có hình sẽ ít lại và khi đó, cái mà chúng ta nhìn thấy sẽ trở nên mượt mà hơn rất nhiều. Đây gần như là một trải nghiệm “game changing”, thay đổi hoàn toàn cảm xúc của mình khi sử dụng điện thoại, từ việc lướt ở giao diện chính cơ bản của máy, lướt menu setting, lướt web, Facebook, duyệt app Tinh tế,… cho tới coi phim và chơi game, tất cả đều diễn ra rất mượt mà và kỳ thực sau khi dùng chiếc màn hình 120Hz này hàng ngày thì mình không muốn quay trở lại các màn hình 60Hz khác.

Tất nhiên, việc sử dụng màn hình 120Hz sẽ chấp nhận đánh đổi thời lượng pin và độ phân giải. Với S20 Plus, khi sử dụng 120Hz thì chúng ta sẽ dùng độ phân giải FullHD+ thay vì WHD. Trải nghiệm thực tế cho thấy khi dùng S20+ với màn hình 120Hz, thời lượng pin on screen trong suốt cả ngày của mình sẽ ít hơn đâu đó khoảng từ 1 tiếng rưỡi cho tới 2 tiếng so với khi dùng tốc độ 60Hz. Cá nhân mình

Với tốc độ 120Hz, mỗi giây sẽ có 120 hình ảnh được bắn lên màn hình ở bất cứ trạng thái nào, từ đó thì “khoảng hở” không có hình sẽ ít lại và khi đó, cái mà chúng ta nhìn thấy sẽ trở nên mượt mà hơn rất nhiều. Đây gần như là một trải nghiệm “game changing”, thay đổi hoàn toàn cảm xúc của mình khi sử dụng điện thoại, từ việc lướt ở giao diện chính cơ bản của máy, lướt menu setting, lướt web, Facebook, duyệt app Tinh tế,… cho tới coi phim và chơi game, tất cả đều diễn ra rất mượt mà và kỳ thực sau khi dùng chiếc màn hình 120Hz này hàng ngày thì mình không muốn quay trở lại các màn hình 60Hz khác.Tất nhiên, việc sử dụng màn hình 120Hz sẽ chấp nhận đánh đổi thời lượng pin và độ phân giải. Với S20 Plus, khi sử dụng 120Hz thì chúng ta sẽ dùng độ phân giải FullHD+ thay vì WHD. Trải nghiệm thực tế cho thấy khi dùng S20+ với màn hình 120Hz, thời lượng pin on screen trong suốt cả ngày của mình sẽ ít hơn đâu đó khoảng từ 1 tiếng rưỡi cho tới 2 tiếng so với khi dùng tốc độ 60Hz. Cá nhân mình đánh giá đánh đổi này là hoàn toàn xứng đáng. Mặt khác thế giới xung quanh mình luôn có ổ cắm điện hay pin dự phòng, đồng thời với khả năng sạc 25W của máy thì việc sạc lại cũng không phải là vấn đề quá căng thẳng.

Chúng ta vẫn sẽ có loại vật liệu kính vốn được sử dụng rộng rãi trên các chiếc flagship trước giờ. Tuy nhiên, lưng của S20+ giờ đây đã không còn cong quá nhiều đến nỗi sắc như dao, kết hợp với phần viền màn hình chắc chắn, các nút vật lý được bố trí gọn gàng lại, cứng cáp hơn và đặc biệt là việc loại bỏ nút Bixby vốn khiến mình nhầm lẫn rất nhiều khi sử dụng S10 trước đây. Các phím được dịch hết sang bên cạnh phải của máy và đối với mình, sẽ mất một thời gian để làm quen vì mình dùng điện thoại bằng 1 tay trái. Mặt khác, việc vẫn dùng điện thoại bằng tay trái, buộc mình phải bấm phím bằng các ngón giữa và ngón trỏ để tăng giảm âm lượng sẽ hơi với một chút. Tất nhiên, đối với những anh em không căng thẳng chuyện này thì không cần để tâm đến.

You may also like

Để lại bình luận