Trải nghiệm RTX 2070 Super: Nvidia lại khiến chúng ta cảm thấy “hố nặng” khi mua RTX 2080 và 2070 | Tinh tế

Bởi seotoplist

Tiếp tục với 3DMark nhưng lần này mình test riêng Port Royal – một bài test về hiệu năng xử lý Ray Tracing và bài test DLSS ở độ phân giải 2K để kiểm tra khung hình bật và không bật DLSS khi chơi game. Kết quả không ngoài dự đoán bởi RTX 2070 Super có ít nhân RT và ít nhân Tensor hơn so với RTX 2080. Nhân RT xử lý Ray Tracing còn nhân Tensor chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ máy học mà điển hình là công nghệ DLSS (Deep Learning Supersampling) tức khử răng cưa bằng công nghệ máy học.

Trước đây mình từng test các tựa game như Battlefield V và Metro Exodus ở chế độ bật và tắt DLSS cùng với Ray Tracing và kết quả luôn cho thấy nếu tắt DLSS thì tỉ lệ khung hình của game luôn thấp hơn đáng kể với Ray Tracing đang bật. Vì vậy nếu anh em chơi các tựa game có hỗ trợ cả Ray Tracing và DLSS thì hãy bật cả 2 thứ cùng lúc để có được tỉ lệ khung hình cao hơn, 2 công nghệ này thường đi kèm với nhau trên các tựa game DirectX 12 mới.

MetroExodusWITHOUTRAYTRACING.jpg
MetroExodusWITHRAYTRACING.jpg

Cùng một cảnh game, ảnh trên không Ray Tracing, ảnh dưới với Ray Tracing.

Cùng một cảnh game, ảnh trên không Ray Tracing, ảnh dưới với Ray Tracing.

Từ kết quả benchmark trên, mình test với game thực tế để cho anh em thấy nếu bật Ray Tracing và DLSS và tắt Ray Tracing lẫn DLSS thì hiệu năng của RTX 2070 Super ra sao. Để đo tỉ lệ khung hình trung bình của 2 tựa game Battlefield V và Metro Exodus thì mình thử nghiệm các phiên bản card đồ họa với cùng một cảnh game và dùng MSI Afterburner dể benchmark (có một cảnh game chơi lại cả chục lần, mỗi lần một thiết lập khác nhau nhằm mang lại con số chính xác nhất :D).

Với Battlefield V, RTX 2070 Super khi bật Ray Tracing và DLSS thì tỉ lệ khung hình khi chơi ở đồ họa Ultra, phân giải 2K thấp hơn một chút so với RTX 2080 nhưng ở FHD thì cao hơn vài khung. Nếu tắt Ray Tracing lẫn DLSS thì hiệu năng của RTX 2070 Super vẫn ngang ngửa với RTX 2080 và cao hơn hẳn so với GTX 1080. Metro Exodus cho kết quả tương tự khi bật Ray Tracing + DLSS và tắt 2 tính năng này ở các độ phân giải 2K, FHD và đồ họa Ultra.

Shadow of the Tomb Raider, tựa game này đã được cập nhật Ray Tracing và DLSS đầy đủ khiến mình phải test lại cũng như cập nhật lại trong các bài đánh giá trước. Giờ đây khi anh em vào Settings của game sẽ có nút bật tắt RT + DLSS thay vì bật mặc định và hỗ trợ bán phần như phiên bản mà lần trước mình thử nghiệm trên RTX 20 series không Super. Anh em có thể thấy tỉ lệ khung hình của RTX 2070 Super khi bật Ray Tracing và DLSS đã trên 90 fps với đồ họa Highest, phân giải 2K và trên 120 fps với phân giải FHD. Thú vị ở chỗ đáng ra nếu tắt Ray Tracing và DLSS thì tỉ lệ khung hình đáng ra sẽ cao hơn nhưng với tựa game này, bật hết lên thì khung hình cao hơn, bằng chứng là khi tắt hết thì RTX 2070 Super lại đạt 86 fps ở 2K và 115 fps ở FHD, thảnh ra với mức chênh lệch này, anh em nên bật Ray Tracing và DLSS chơi cho sướng.

Tinhte.vn_GeForce_RTX_Super-6.jpg

Nhưng tóm lại, với những gì RTX 2070 Super đang thể hiện thì thật lòng mình xin chia buồn cho RTX 2080 bởi hiệu năng của nó đã bị RTX 2070 Super đuổi kịp. Vậy ra khả năng cao Nvidia sẽ khai tử luôn dòng RTX 2080 để thay thế bằng RTX 2080 Super còn RTX 2070 rõ ràng đã bị thay thế bởi RTX 2070 Super và hiệu năng của nó cũng bị RTX 2060 Super soán ngôi. Từ đó dòng RTX 20 sẽ còn lại RTX 2080 Ti mạnh nhất, kế đến là RTX 2080 Super, RTX 2070 Super, RTX 2060 Super và RTX 2060. 2 kẻ bị loại khỏi cuộc chơi là RTX 2080 và RTX 2070.

Nhiệt độ và độ ăn điện thì sao?

Tinhte.vn_GeForce_RTX_2070_Super-3.jpg

Mình dùng Furmark để stress test và kết quả RTX 2070 Super với cùng kiểu tản nhiệt như RTX 2080 và GPU TU104 có ít nhân hơn vẫn giữ được nhiệt độ không quá 72 độ C. Thực ra khi chơi game và thử stress test bằng 3DMark Time Spy thì mức nhiệt độ tối đa cũng không vượt ngưỡng 75 độ C. Cơ bản là Nvidia đã giới hạn Power và Temp để khiến TU104 giữ được hiệu năng ổn định trên RTX 2070 Super. Thêm vào đó, mức độ ăn điện của RTX 2070 Super cũng thấp hơn từ 5 – 6 W so với RTX 2080 khi stress test cũng như khi chơi game thành ra mình cho rằng lần này với RTX 2070 Super, hiệu năng/điện năng của nó tối ưu hơn so với RTX 2080. Trong khi đó mức xung của RTX 2070 Super khi chơi game có thể duy trì ở mức rất cao là 1890 MHz, cao hơn nhiều so với mức xung Boost được Nvidia đưa ra là 1770 MHz. Thậm chí trong một số tình huống, RTX 2070 Super còn đạt xung đến 1910 MHz nhưng không duy trì lâu. Thành ra mình nghĩ rằng các phiên bản custom của RTX 2070 Super sẽ còn ngon hơn nữa bởi trần nhiệt theo TDP của RTX 2070 Super đến 215 W và vẫn còn không gian để các hãng OC với giải pháp tản nhiệt tốt hơn, thậm chí là tản nhiệt nước.

Qua những gì mình trải nghiệm thì mình chỉ có thể nói rằng GeForce RTX 2070 Super với mức giá $499 khởi điểm trong khi RTX 2070 bản Founders Edition có giá khởi điểm từ $599 còn RTX 2080 bản Founders Edition giá xưa là $799 thì chia buồn cũng nhưng anh em đang sử dụng RTX 2070 và RTX 2080, cả 2 đã bị đánh bại bởi RTX 2070 Super. Mức giá này khiến chiếc card đồ họa của Nvidia đáng mua nhất trong phân khúc trung cao cấp hiện tại bên cạnh dòng RTX 2060/2060 Super trung cấp.

Hiện tại một số dòng card custom đã xuất hiện và giá của RTX 2070 Super rơi vào tầm 15 triệu cho bản rẻ nhất và cao nhất dưới 18 triệu. Trong khi đó RTX 2070 không Super cũng có cùng tầm giá này và RTX 2080 có giá đến trên 20 triệu. Nói tới đây thì anh em đã biết nếu về phe đội xanh thì chọn dòng nào rồi hen 😀

You may also like

Để lại bình luận