Đánh giá ROG Phone 3: 15 triệu cho một thiết bị giải trí hoàn hảo | Tinh tế

Bởi seotoplist
Có một điểm hơi lạ xíu về mặt thiết kế đó chính là việc ASUS chuyển cổng USB Type-C 2.0 thay vì nằm ở chính giữa của cạnh dưới thì lại nằm lệch về bên trái. Điều này khiến cho thói quen cắm sạc của loài người trước giờ bị thay đổi và mình xác nhận đã phải tốn thời gian để làm quen với thiết kế mới. Có thể điều này xuất phát từ việc bố trí các thành phần phức tạp khác bên trong máy nhưng dùng dần cũng sẽ quen.

review-rog-phone-3-tinhte-6.jpg

Nhắc tới cổng kết nối thì cũng như ROG Phone 2, ở cạnh trái của máy còn có thêm một cổng USB Type-C 3.1, hỗ trợ sạc HyperCharge 30W, hỗ trợ xuất hình ảnh và âm thanh DisplayPort 1.4 (@ 4K UHD). Khi không sử dụng, nhà sản xuất cung cấp sẵn một miếng cao su nhỏ để đậy lại nhưng chi tiết này mình cảm thấy chưa hài lòng bởi rất dễ làm mất và thao tác mở ra cũng khá khó khăn. Đây cũng chính là cổng kết nối mà mình sử dụng thường xuyên hơn bởi nó giúp mình vừa sạc vừa chơi game thoải mái mà không bị vướng gì cả. Cổng kết nối bên hông cũng tương thích với nhiều phụ kiện khác gắn kèm, chẳng hạn như quạt tản nhiệt AeroActive.

review-rog-phone-3-tinhte-34.jpg

Chung quy lại, gần như không có điểm nào để chê về mặt thiết kế, ngoại trừ việc thân máy nặng, khiến cho việc cầm 1 tay để sử dụng hơi bất tiện. À, còn một điểm khác mà anh em cần lưu ý đó chính là máy không được trang bị bất kỳ tiêu chuẩn chống nước nào, hơi đáng tiếc.

Màn hình

review-rog-phone-3-tinhte-9.jpg

Điểm nhấn lớn nhất đối với màn hình của ROG Phone 3 nằm ở tần số làm tươi lên tới 144 Hz, điều gần như chỉ có ở những chiếc màn hình cao cấp trong thế giới gaming gear. Trước đó, mình đã thật sự choáng ngợp với màn hình 120Hz trên chiếc S20 Ultra, và cảm giác đó lại một lần nữa xảy ra khi mình cầm và trải nghiệm ROG Phone 3.

ROG Phone 3 không phải là chiếc điện thoại đầu tiên trên thị trường có màn hình tới tần số quét 144 Hz, nhưng nó là một trong số hiếm hoi những chiếc máy có thể duy trì trạng thái làm tươi này mà không bị vướng vào các vấn đề về hiệu năng lẫn mức tiêu hao năng lượng.

review-rog-phone-3-tinhte-41.jpg

Trên ROG Phone 3, chúng ta có thể điều chỉnh màn hình ở các tần số quét khác nhau, cao nhất là 144 Hz rồi tới 120, 90 và 60. Mình để ở tự động và trong quá trình dùng, thông thường, hệ thống sẽ quyết định thiết lập tần số quét ở mức 90 Hz. Màn hình 144Hz sẽ giúp cho trải nghiệm lướt web hay cuộn một cái gì đó trở nên mượt mà hơn rất nhiều lần so với màn hình 60Hz phổ biến hiện nay.

Đồng thời, quay về với mục đích ra đời của ROG Phone 3, tần số làm mới 144Hz giúp tối ưu trải nghiệm chơi game, đặc biệt là các tựa game bắn súng khi chúng ta có thể nhanh chóng phát hiện ra sự di chuyển của địch và ngắm bắn một cách chính xác.

review-rog-phone-3-tinhte-32.jpg

Nói về chơi game, có lẽ tần số quét màn hình thôi là chưa đủ. Màn hình của ROG Phone 3 có tỷ lệ lấy mẫu lên đến 270 Hz, giúp cho độ trễ cảm ứng của màn hình đạt con số ấn tượng, chỉ 25ms. Nếu như tần số quét là số lần làm mới khung hình trong mỗi giây thì tốc độ lấy mẫu cảm ứng được định nghĩa là số lần màn hình có thể cảm nhận được ngón tay của bạn chạm vào trong một giây. Cụ thể hơn thì đó chính là số lần màn hình của thiết bị có thể tự làm mới để cho phép ghi nhận thông tin đầu vào từ việc chạm lên màn hình trong mỗi giây.

Ví dụ, màn hình có tốc độ lấy mẫu cảm ứng 60 Hz, nghĩa là nó có khả năng nhận thông tin cảm ứng đầu vào chỉ 60 lần mỗi giây. Về mặt toán học, chúng ta sẽ có chu kỳ 16,6 ms, nghĩa là cứ 16,6 ms thì smartphone của bạn sẽ tìm kiếm nguồn đầu vào 1 lần. Nếu vì một lý do nào đó, điện thoại của bạn không nhận được thông tin đầu vào trong 1 chu kỳ, bạn sẽ phải đợi thêm 16,6ms nữa để màn hình có thể phát hiện ra ngón tay của bạn 1 lần nữa. Tuy nhiên, nếu nâng tốc độ lấy mẫu cảm ứng này lên, chẳng hạn như 240Hz, lúc này, mỗi chu kỳ chỉ tốn 4,16 ms và 3,7 ms đối với màn hình có tốc độ lấy mẫu 270 Hz.

review-rog-phone-3-tinhte-26.jpg

Về cơ bản, cứ sau 3,7ms, màn hình sẽ làm mới 1 lần để tìm kiếm đầu vào cảm ứng, lúc bấy giờ, các thao tác chạm lên màn hình ngay tức khắc được ghi nhận và xử lý mà bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ độ trễ nào. Điều này có ý nghĩa lớn không chỉ trong lúc dùng điện thoại với những tác vụ bình thường mà còn mang lại tính chính xác cực kỳ cao trong tất cả các tình huống trong game.

Nói về khả năng hiển thị, ROG Phone 3 được trang bị màn hình AMOLED 6,59 inch lớn ở độ phân giải 2340 × 1080 tỷ lệ khung hình 19,5: 9. Như đã nói từ đầu, tỷ lệ dài như thế này khiến cho nhiều nội dung không thể phủ đầy mà bạn sẽ bị cạnh đen 2 bên rất lớn. Mình không thích như vậy và thường chấp nhận mất bớt chi tiết của khung hình để zoom toàn bộ ra coi nội dung mới sướng. Việc không có nốt ruồi hay tay thỏ khiến cho trải nghiệm xem phim này kia được trọn vẹn hơn. Tấm nền OLED trang bị cho ROG Phone 3 hỗ trợ 113% gam màu DCI-P3.

review-rog-phone-3-tinhte-24.jpg

DCI-P3 dần trở thành tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp smartphone trong khi trước kia, nó vốn dùng nhiều cho điện ảnh. Không gian màu DCI-P3 nói nôm na sẽ giúp cho màn hình hiển thị được nhiều sắc thái của một màu hơn, từ đó nội dung hiển thị sẽ đúng ý đồ của các nhà làm phim cũng như sản xuất nội dung hơn.

Màn hình của ROG Phone 3 còn được trang bị công nghệ HDR10+, giúp hiển thị được nội dung HDR với độ chi tiết cao hơn ở cả vùng sáng và vùng tối. Trong quá trình sử dụng thì Youtube là nơi mình có thể xem được các nội dung HDR nhiều nhất. Độ sáng màn hình tối đa của ROG Phone 3 là 650 nit, đủ để quan sát tốt khi đứng ngoài trời nắng. Nhìn chung thì khả năng hiển thị của máy ở mức rất tốt, không bị sai màu ở các góc nhìn khác nhau và màu sắc cũng ở mức trung tính chứ không bị quá rực.

review-rog-phone-3-tinhte-25.jpg

Trên màn hình của ROG Phone 3 còn có một yếu tố không thể quên nói đó chính là cảm biến vân tay bên dưới màn hình. Cảm biến bố trí ở vị trí phù hợp, cứ đưa tay chạm vào là mở máy, cực kỳ tiện. Ngoài ra, còn 1 phương thức bảo mật khác là nhận diện khuôn mặt và cách này cũng cực kỳ nhanh và chính xác.

Hiệu năng

Snapdragon 865 Plus, 12GB RAM LPDDR5 và 512GB bộ nhớ trong là những con số tưởng chừng như khi chúng ta đang nhắc tới một chiếc máy tính nào đó, nhưng đó là cấu hình của ROG Phone 3 bản tiêu chuẩn. 865 Plus là con chip được sản xuất dựa trên quy trình N7P của TSMC, bao gồm 1 lõi CPU ARM Cortex-A77 “Prime”, 3 lõi CPU ARM Cortex-A77 “Performance” và 4 lõi CPU ARM Cortex-A55 “Efficiency”, GPU Adreno 650. Nhân “Prime” của Snapdragon 865 Plus được ép xung lên mức 3,1 Ghz, trong khi GPU cho khả năng xử lý đồ hoạ tốt hơn 10%.

review-rog-phone-3-tinhte-23.jpg

Về mặt lý thuyết, ROG Phone 3 hiện đang là chiếc smartphone

Về tác vụ nặng thì sao? Mình chơi PUBG Mobile, tuy không phải là tựa game quá nặng nề nhưng cũng đủ để đánh giá được sự ổn định của thiết bị về mặt hiệu năng. Mình thiết lập đồ hoạ ở mức cao nhất có thể, chơi liên tục 4-5 trận kéo dài đến gần 2 tiếng nhưng sự ổn định về khung hình vẫn được duy trì. Sự ổn định đó, là điều mình không thể tìm được trên một chiếc điện thoại flagship khác mà mình được dùng trong suốt 1 tháng trước.

Về mặt lý thuyết, ROG Phone 3 hiện đang là chiếc smartphone Android mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại. Mình sẽ không nói về những con số nữa bởi Benchmark thì mod Tiến đã có một bài siêu chi tiết ở đây để nói về hiệu năng. Thứ mình muốn chia sẻ đó chính là nếu dùng thực tế thì sẽ như thế nào. Phiên bản của mình dùng là bản RAM 12GB và bộ nhớ 128GB, chưa phải là cao nhất nhưng những gì mà nó thể hiện đủ đáp ứng một người có yêu cầu cao như mình. Trong các tác vụ bình thường, khỏi phải bàn về khả năng phản hồi của máy. Chỉ cần chạm đến đâu, thứ bạn cần sẽ mở ra trước mắt trong chưa đầy nửa giây.Về tác vụ nặng thì sao? Mình chơi PUBG Mobile, tuy không phải là tựa game quá nặng nề nhưng cũng đủ để đánh giá được sự ổn định của thiết bị về mặt hiệu năng. Mình thiết lập đồ hoạ ở mức cao nhất có thể, chơi liên tục 4-5 trận kéo dài đến gần 2 tiếng nhưng sự ổn định về khung hình vẫn được duy trì. Sự ổn định đó, là điều mình không thể tìm được trên một chiếc điện thoại flagship khác mà mình được dùng trong suốt 1 tháng trước.

review-rog-phone-3-tinhte-33.jpg

Về nhiệt độ thì sao? ROG Phone 3 được trang bị hệ thống tản nhiệt buồng hơi được đặt tên ROG GameCool 3. Cấu thành ROG GameCool 3 là nhiều lớp thành phần xếp chồng lên nhau. Theo thứ tự tính từ màn hình, chúng ta có một tấm graphite lớn, buồng hơi in 3D, khung nhôm, phần heat sink bằng đồng với kích thước lớn gấp 6 lần so với ROG Phone 2 và cuối cùng, ở mặt lưng chính là một khe gió để đẩy hơi nóng ra bên ngoài. Nhiệt độ là kẻ thù của xung nhịp CPU và cả GPU.

Nếu không quản lý được nhiệt độ, xung giảm, hiệu năng giảm và trải nghiệm của người dùng cuối sẽ tệ hại cho dù SoC có tốt như nào đi chăng nữa. Thực tế, ROG GameCool 3 giúp cho nhiệt độ của CPU luôn duy trì ở mức ổn định và vừa phải, và chính vì thế, hiệu năng của máy luôn đảm bảo ngay khi bạn chơi game suốt một thời gian dài. Ngoài ra, theo bài gamebench trước đây, kết quả phần mềm cho thấy tỷ lệ ổn định khung hình ở mức 60 FPS trong xuyên suốt quá trình test đối với game PUBG Mobile là 98%, một con số cực kỳ cao và để làm được chuyện này, nhiệt độ là một phần, đóng vai trò không kém phần quan trọng khác là X Mode – yếu tố mà mình sẽ nói kỹ hơn ở phần bên dưới.

review-rog-phone-3-tinhte-13.jpg

Mặc dù vậy, không phải hoàn toàn không có điểm chê nào khi nói đến yếu tố nhiệt độ. Việc đẩy hơi nóng ra ngoài sẽ khiến cho phần thân máy, đặc biệt là ở vị trí nắp buồng hơi luôn trong tình trạng bị ấm trong quá trình chúng ta sử dụng máy. Ngoài ra, các cạnh viền làm từ kim loại vốn dẫn nhiệt tốt sẽ khiến cho tay của bạn cảm thấy khó chịu khi máy phải hoạt động trong thời gian dài. Đặc biệt, nếu vừa sạc vừa chơi game, bạn sẽ cảm nhận rõ được sự khó chịu đó. Những vấn đề mình vừa nêu không quá căng thẳng khi bạn thường xuyên sinh hoạt trong phòng lạnh, nhưng sẽ thực sự là vấn đề nếu sử dụng máy ngoài trời.

Trải nghiệm chơi game

review-rog-phone-3-tinhte-28.jpg

Ngoài tất cả những yếu tố về thiết kế, tản nhiệt, cấu hình hay màn hình, còn có 3 thứ làm cho trải nghiệm chơi game trên ROG Phone 3 trở nên tuyệt vời nhất, đó là X-Mode, GameGenie và AirTrigger. Trang bị chế độ gia tăng hiệu suất để tập trung vào chơi game cho người dùng cuối không phải là điều gì đó quá mới mẻ trong thế giới smartphone ngày nay, tuy nhiên, cách mà ASUS làm với X Mode hơi khác xíu khi họ cho phép chúng ta tùy biến khá nhiều thứ.

review-rog-phone-3-tinhte-19.jpg

Bạn có thể kích hoạt X Mode bằng nhiều cách khác nhau, bóp cạnh hông hoặc từ cài đặt của máy. Khi kích hoạt, đèn RGB phía sau tự động phát sáng và hình nền cũng thay đổi theo. Armory Crate là nơi mà bạn có thể tùy chỉnh các thông số khi X Mode vận hành, về CPU, tối ưu nhiệt, hay tốc độ làm tươi màn hình đối với từng trò chơi khác nhau. Việc cho phép người dùng có thể kiểm soát tốc độ xung nhịp tối thiểu của từng nhân trên hệ thống đối với CPU. Hầu hết những người dùng thông thường sẽ không bao giờ đụng chạm gì tới, nhưng đối với những người thật sự hiểu (không phải mình), họ chắc chắn biết cần phải làm gì.

review-rog-phone-3-tinhte-20.jpg

GameGenie đơn giản là một tính năng giúp bạn kiểm soát mọi thông tin cần thiết khi chơi game. Nếu cần, GameGenie có thể được tắt đi trong phần Cài đặt và nếu bị vô hiệu hóa, AirTrigger cũng sẽ không hoạt động. Khi bạn vào một trò chơi, vuốt từ cạnh màn hình bạn sẽ thấy một bảng công cụ hiện lên, đó chính là GameGenie. Tại đây, chúng ta có thể cho phép điều chỉnh nhiều thông số khác nhau, như độ sáng màn hình, kiểm soát cuộc gọi, thông báo, độ làm tươi màn hình, ghi màn hình hoặc tinh chỉnh bố cục của AirTrigger.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được mức FPS hiện tại của game, nhiệt độ, công suất làm việc của CPU,…Thực tế, có khá nhiều hãng cung cấp cho người dùng công cụ tương tự, nhưng đa phần chỉ dừng lại ở mức kiểm soát thông báo chứ không cho phép hiển thị và điều chỉnh nhiều yếu tố trong quá trình chơi game. Điều này không quá khó giải thích bởi vì nhiệm vụ chính của ROG Phone 3 khi ra đời đó là tối ưu khả năng chơi game lên mức cao nhất.

review-rog-phone-3-tinhte-36.jpg

Cuối cùng, AirTrigger chính là 2 phím cảm ứng nằm ở cạnh hông của máy, phục vụ cho các thao tác khác nhau trên màn hình cảm ứng. Mục đích của AirTrigger là chúng ta có thể custom các phím chức năng trong trò chơi, chẳng hạn như ngắm và bắn thành 2 phím cảm ứng cứng nói trên. Thay vì chỉ hỗ trợ 2 thao tác nhấn cho 2 chức năng, giờ đây, mỗi một bên của AirTrigger còn chia ra 2 vùng, nghĩa là tổng cộng bạn có thể custom cả 4 chức năng trên màn hình.

Chẳng hạn như trong PUBG Mobile mà mình chơi, cụm bên trái mình sẽ là bắn, trong khi cụm bên phải, mỗi vùng mình sẽ chỉnh chức năng nghiêng người ngắm trái/phải. Chưa hết, còn có thêm 1 chức năng là lắc máy để thực hiện một động tác nào đó trong game và mình cài cái này để cho việc nằm. Vậy là giờ đây khi chơi, mình có thể thoải mái hơn trong việc thao tác mà không phải lọ mọ trong cái màn hình nhỏ xíu nữa.

review-rog-phone-3-tinhte-30.jpg

Pin

Snapdragon 865 Plus, màn hình 144Hz, bấy nhiêu đã đủ để hiểu vì sao ROG Phone 3 phải được trang bị viên pin lớn lên đến 6.000 mAh. Trong quá trình sử dụng, những lúc chơi game mìnht thường thiết lập độ sáng màn hình tối đa, còn những lúc khác thì đặt màn hình tuỳ theo môi trường. Do thích đèn chớp màu mè phía sau lưng nên đa phần, mình đều cho máy vào chế độ X Mode. Kết quả là sau hơn 1 tuần sử dụng, thời gian on screen trung bình của máy rơi vào khoảng 7 tiếng.

review-rog-phone-3-tinhte-42.jpg

Nếu hôm nào mình chơi game ít thì thời gian này có thể kéo dài ra thêm, được 9 tiếng và đây là con số đủ đáp ứng nhu cầu của những người dùng khó tính nhất. Trên thực tế, công cụ quản lý pin trong hệ thống của ROG Phone 3 sẽ cung cấp cho bạn khá nhiều tuỳ chọn nhằm tối ưu hoá pin, nhưng đối với mình thì mấy cái đó rườm rà quá. Nhu cầu của mình chỉ là đảm bảo cho mình được hiệu năng ổn định trong quá trình sử dụng.

review-rog-phone-3-tinhte-43.jpg

Sở hữu pin lớn, thế nên sạc nhanh là điều không thể thiếu trên một chiếc máy cao cấp như ROG Phone 3. Máy được trang bị công nghệ sạc nhanh được ASUS gọi là Hyper Charge với công suất tối đa 30W và thực tế cho thấy tốc độ sạc của thiết bị rất tốt. Theo ghi nhận của mình, chỉ tốn khoảng 30 phút để sạc cho máy hơn 50% từ lúc cạn pin và chưa đầy 2 tiếng để đầy viên pin 6.000 mAh. Chung quy lại ở khoản pin và sạc thì ROG Phone 3 xứng đáng nhận được lời khen và nếu anh em nào đang băn khoăn về khoản pin trên thiết bị này thì có lẽ cũng có lời giải đáp rồi.

Phần mềm

Ngoài những yếu tố quan trọng về mặt phần mềm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chơi game mà mình đã nêu ra bên trên, những thứ còn lại liên quan đến phần mềm cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc sử dụng máy hàng ngày của chúng ta. ROG Phone 3 chạy Android 10 với giao diện ROG UI. Nếu so với thế hệ đầu tiên, giao diện mới năm nay đã bắt đầu trở về dần tiệm cận với Andorid gốc hơn, moi thứ đơn giản và dễ nhìn hơn.

review-rog-phone-3-tinhte-4.jpg

Đối với giao diện người dùng, có một số yếu tố làm mình khá thích chẳng hạn như các hình nền động có thể thay đổi sắc thái khi đưa điện thoại vào chế độ X Mode, chế độ Dark Mode nè, mà Always-on Display có nhiều tuỳ chọn hiển thị, bộ icon đi kèm khá ngầu…Dù vậy, không phải là mọi thứ đều tốt. Trong quá trình sử dụng, mình gặp một số vấn đề nhất định với giao diện. Chẳng hạn như khi muốn kéo một ứng dụng nào đó ra Home thì lại gặp lỗi với một số app nhất định, chẳng hiểu vì sao.

Camera

review-rog-phone-3-tinhte-38.jpg

Chụp hình chưa bao giờ là một tính năng được kỳ vọng nhiều trên những chiếc gaming phone như ASUS ROG Phone 3, nhưng những gì mà camera của máy làm được thực sự tốt hơn so với mình nghĩ. Cảm biến chính 64MP (Sony IMX686) cho hình ảnh chất lượng tốt, màu lên không bị sai và những bức ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng giữ lại được nhiều chi tiết. Trong khi đó, camera góc rộng cũng cho ra hình ảnh với chất lượng tốt, không thua kém gì cảm biến chính nhưng bị cái là màu sắc bị đẩy lên hơi quá.

review-rog-phone-3-tinhte-37.jpg

Cuối cùng là camera macro 5MP, mình thực sự không dùng nhiều đến cái này nhưng về cơ bản thì độ sắc nét và màu của ảnh lên ở mức chấp nhận được. Nhu cầu của mình đối với camera của điện thoại thật sự không quá nhiều nhưng với những gì mà ROG Phone 3 thể hiện thì mình nghĩ khả năng chụp của máy sẽ đáp ứng được đòi hỏi của những bạn nào thường xuyên chụp ảnh.

Một số ảnh chụp bằng camera của ROG Phone 3

Chung quy lại, với tất cả những gì mà mình có được so với cái giá 15 triệu bỏ ra cho phiên bản ROG Phone 3 12GB RAM và 128GB bộ nhớ trong, mình nghĩ đây là một lựa chọn xứng đáng nếu anh em đang tìm kiếm cho mình một thiết bị để phục vụ chủ yếu cho nhu cầu giải trí.

Có một điểm hơi lạ xíu về mặt phong cách thiết kế đó chính là việc ASUS chuyển cổng USB Type-C 2.0 thay vì nằm ở chính giữa của cạnh dưới thì lại nằm lệch về bên trái. Điều này khiến cho thói quen cắm sạc của loài người trước giờ bị đổi khác và mình xác nhận đã phải tốn thời hạn để làm quen với phong cách thiết kế mới. Có thể điều này xuất phát từ việc sắp xếp những thành phần phức tạp khác bên trong máy nhưng dùng dần cũng sẽ quen .

You may also like

Để lại bình luận